Lễ hội Gò Tháp

Lễ hội Gò Tháp diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào?

Posted by

Lễ hội Gò Tháp là một trong lễ hội nhộn nhịp và hoành tráng nhất tại Đồng Tháp. Không những vậy, đây còn là dịp để người dân tưởng nhớ về công đức của Bà Chúa Xứ, các vị anh hùng dân tộc. Vậy lễ hội diễn ra vào thời gian nào? Có những hoạt động gì thú vị? Hãy cùng thurbertbaker.com khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

I. Đôi nét về lễ hội Gò Tháp

Gò Tháp là một trong những lễ hội lớn tại Đồng Tháp

Là một trong những lễ hội quy mô nhất tại Đồng Tháp, lễ hội Gò Tháp được tổ chức 2 lần trong năm, đó là vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Cụ thể:

  • Từ ngày 15 -16/3 âm lịch là lễ hội tưởng niệm Bà Chúa Xứ. Theo tương truyền, Bà Chúa Xứ chính là người đã có công khai phá, tạo dựng vùng đất Đồng Tháp.
  • Từ ngày 14 – 16/11 âm lịch là lễ tưởng niệm hai vị anh hùng dân tộc là Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều.

Địa điểm tổ chức lễ hội là khu di tích Gò Tháp thuộc địa bàn xã Mỹ Hòa và Tân Hiệp, Đồng Tháp. Ngoài ra, Gò Tháp còn là di tích lịch sử to lớn tại Đồng Tháp. Năm 1998, nơi đây đã được công nhận là khu di tích quốc gia. Vì thế, mọi người vẫn thường đến đây du lịch, thăm quan cũng như tham gia lễ hội.

Không chỉ là lễ hội văn hóa của người dân Đồng Tháp, du khách đến tham dự lễ hội sẽ được hòa mình vào không khí của các trò chơi dân gian, những hoạt động thú vị.

II. Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ hội Gò Tháp

1. Nguồn gốc của lễ hội

Như đã chia sẻ, đây là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức với quy mô lớn tại Đồng Tháo. Lễ hội Gò tháp được tổ chức nhằm tôn vinh, tưởng nhớ và kỷ niệm các vị anh hùng đã có công trong việc bảo vệ mảnh đất Đồng Tháp.

Lễ hội có đầy đủ các nghi thức truyền thống như văn nghệ, ca múa, các trò chơi dân gian. Bên cạnh đó, đây cũng là hoạt động tôn giáo với nghi thức dâng hương, cầu nguyện cho các anh hùng đã hy sinh và cầu bình an cho người dân.

2. Ý nghĩa lễ hội Gò Tháp

Lễ hội với nhiều nghi chức, cúng tế cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu

Lễ hội đáp ứng được mọi nhu cầu tâm linh của người dân trong xã hội. Đồng thời cũng là điểm sáng cho du lịch tâm linh, tín ngưỡng tại Đồng Tháp.

Đến với lễ hội Gò Tháp là bước vào hoạt động văn hóa tín ngưỡng tổng hợp, hòa lẫn vào nhau. Đó là sự kết hợp giữa vật chất với tinh thần, giữa đời sống tín ngưỡng với văn hóa. Không những vậy, lễ hội còn là sự dung hòa giữ cái linh thiêng của thời đất với đời thường, giữa cổ xưa với đương đại…

Ngoài ra, lễ hội còn mang đậm tính chất dân gian và in dấu ấn của lịch sử thời mở cõi. Đồng thời cũng phản ánh được những khát vọng, ước muốn của người dân vùng Đồng Tháp Mười. Tất cả những điều này đã khiến lễ hội ngày càng thu hút du khách đến tham dự hàng năm.

III. Tham gia lễ hội Gò Tháp như thế nào?

Mỗi năm, tại khu tích Gò Tháp sẽ tổ chức 2 lễ hội lớn nhất Đồng Tháp đó là lễ hội vía Bà Chúa Xứ và lễ hội tưởng niệm 2 vị anh hùng dân tộc là Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều.

Hai lễ hội này đều được tổ chức vào thời điểm lý tưởng du lịch Đồng Tháp nên thu hút rất nhiều du khách đến tham dự.

1. Lễ hội Bà chúa Xứ

Lễ hội Bà chúa Xứ diễn ra trong 2 ngày là 15 đến 16/3 âm lịch. Toàn bộ lễ hội được chia thành 2 phần chính là nghe lễ rước kiệu, thắp hương vũng viếng, xinh bình an và những hoạt động giải trí, trò chơi dân gian hấp dẫn.

Nội dung lễ hội Bà Chúa Xứ mỗi năm sẽ có sự khác biệt, thế nhưng vào ngày đầu tiên của lễ hội năm nào cũng có bô lão đọc lễ văn, kèm theo đó là những nghi lê như dâng hương, dâng trà…

Được biết, nội dung lễ văn đều có ý cầu mưa thuận gió hòa, người dân bình an, mùa màng bội thu.

Sau nghi lễ sẽ là những hoạt động văn nghệ, văn hóa nhằm quảng bá du lịch Đồng tháo. Ngoài ra, lễ hội Bà Chúa Xứ còn có khu chợ bán đặc sản Đồng Tháp để du khách có thể mua làm quà.

Ngày thứ 2 của lễ hội chính là các hoạt động văn hóa dân gian như đấu võ, đánh cờ, múa lân…

2. Lễ hội tưởng niệm 2 vị anh hùng

Lễ hội Gò Tháp
Các lễ hội có nhiều hoạt động, văn nghệ dân gian sôi nổi

Lễ hội tưởng niệm 2 vị anh hùng trong lễ hội Gò Tháp diễn ra trong 3 ngày, từ 14 -16/11 âm lịch hàng năm.

Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, bạn sẽ được tham gia nhiều nghi lễ long trọng mang đậm nét văn hóa của người dân Đồng Tháp.

Ngày khai mạc lễ hội là sự kiện rước lễ, múa lân sôi nổi. Trong 2 ngày tiếp theo, lễ hội sẽ được tiến hành với các nghi thức như dâng hương, đọc văn tế… để cầu mong mùa màng bội thu, người dân được bình an và mưa thuận gió hòa.

Đến tham gia lễ hội, bạn không chỉ được hòa mình vào không khí náo nhiệt của ngày lễ mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hào hùng của người dân Đồng Tháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ.

3. Tham quan khu di tích Gò Tháp

Bên cạnh việc tham gia lễ hội Gò Tháp, bạn đừng quên ghé thăm khu di tích Gò Tháp. Đặt chân đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn khung cảnh hoang sơ giữa thiên nhiên rộng lớn.

Bên trong khu di tích Gò Tháp là những di tích của nền tháp cổ được xây bằng đá.

Vào mùa nước nổi, theo lời kể của người dân địa phương thì một phần Gò Tháp sẽ ngập trong nước. Cả khu vực xung quanh di tích được phủ màu xanh tuyệt đẹp, tạo nên một bức tranh sơn thủy lay động lòng người.

IV. Kết luận

Có thể thấy lễ hội Gò Tháp là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của người dân Đồng Tháp Mười. Vì thế, nếu có dịp đến Đồng Tháp du lịch đúng thời gian diễn ra lễ hội, bạn đừng quên tham gia để hòa mình vào không khí náo nhiệt của lễ hội lớn nhất Đồng Tháp Mười. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết tiếp theo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.